Có thể nói, truyện cổ tích là món ăn tinh thần của biết bao thế hệ người Việt Nam. Có ai lớn lên mà chưa từng nghe qua những câu truyện cổ tích mẹ kể. Hơn thế, những câu truyện này còn mang đến bài học ý nghĩa. Dưới đây là những truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, các mẹ tham khảo để kể cho bé vào mỗi tối nhé.
I. Cây tre trăm đốt

Ngày xưa ở một làng nọ, có 1 chàng trai hiền lành tên là Khoai được phú ông thuê về làm việc. Ông ta có hứa với anh chàng này là chịu khó làm việc trong 3 năm thì sẽ gả con gái cho.
Tin vào lời hứa đó, anh chàng ra sức lao động mà không ngại khó khăn. Thế nhưng, 3 năm sau, nhà phú ông ngày càng giàu có thì ông ta liền trở mặt.
Lão phú ông đưa ra điều kiện anh chàng phải tìm được cây tre trăm đốt để làm nhà thì ông mới gả con gái cho. Bởi muốn có cơ hội được cưới con gái của phú hộ, anh bèn vào trong rừng sâu để tìm được cây tre trăm đốt. Tìm mãi mà không thấy, anh liên bật khóc.
Lúc này Bụt hiện lên và bảo anh chặt đủ 100 đốt tre rồi hô khẩu hiệu “khắc nhập, khắc nhập” để dính 100 đốt tre đó lại thành cây tre trăm đốt. Và hô “khắc xuất, khắc xuất” để các đốt tre tách rời nhau.
Sau đó anh gánh 100 đốt tre về làng. Về đến nhà, anh cho phú ông xem cây tre trăm đốt. Không tin vào mắt mình, lão phú ông liền sờ tay vào cây tre để đếm thì liền bị dính luôn vào cây tre. Lão sợ hãi và đồng ý giữ lời hứa thì anh chàng hô “khắc xuất, khắc xuất” để giải thoát cho lão ta. Cuối cùng anh cùng với con gái phú ông sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi
II. Dã tràng xe cát biển đông

Nội dung của truyện cổ tích Việt Nam hay nhất này như sau: Dã Tràng vốn là một anh chàng tốt bụng, nhờ ra tay cứu một con rắn mà được tặng viên ngọc quý. Thế nhưng cũng vì viên ngọc này mà sự tốt bụng của mình mà anh lại bị dân làng hàm oan, hãm hại. Những rồi cũng nhờ viên ngọc đó mà Dã Tràng đã thoát được tội diệt thân.
Về sau, anh vì cứu một đôi ngỗng mà được tặng thêm viên ngọc quý nữa. Nhờ có viên ngọc này mà Dã Tràng được Long Vương ban cho nhiều vàng bạc, châu báu với điều kiện là không được mang viên ngọc quý đó đi làm náo loạn các vùng nước.
Tưởng như có mọi thứ trong tay, Dã Tràng sẽ có cuộc sống hạnh phúc bên vợ. Thế nhưng, cũng bởi 2 viên ngọc quý đó mà vợ anh đã bỏ đi theo lời dụ dỗ của Long Vương. Bởi tiếc viên ngọc cũng như giận vợ và Long Vương, anh đã quyết tâm đem cát lấp biển để đáp đường đi đòi lại viên ngọc đã mất.
Thế nhưng, kết cuộc là anh ta chết đi và hóa thánh con dã tràng, ngày ngày xe cát để lấp biển nhưng rồi sóng biển lại khiến chúng tan biến.
Câu truyện cổ tích này có ý nghĩa nhân văn là con người mà có lòng tham vô đáy và làm chuyện xấu thì chắc chắn sẽ bị trừng phạt thích đáng.
III. Chú cuội

Cuội là một anh chàng tiều phu nghèo nhưng rất tốt bụng. Trong một lần vào rừng đốn củi, anh bị hổ con xông đến, không kịp tránh nên anh đã dùng rìu đánh nhau với hổ con. Sau khi bị Cuội bổ 1 rìu, hổ con lăn ra đất. Đúng lúc đó hổ mẹ về nên anh chỉ kịp leo lên cây để trốn.
Từ trên cao, Cuội quan sát thấy hổ mẹ đến bụi cây gần đó, cắn một ít lá rồi đắp vào vết thương của hổ con. Một lát sau, hổ con tỉnh lại. Cuội liền biết đây chính là cây thuốc quý nên đã đào gốc đem về nhà trồng.
Nhờ cây thuốc quý mà anh chàng đã cứu được nhiều người dân trong làng và cưới được con gái của phú ông. Hai vợ chồng chung sống hạnh phúc, thế nhưng trong một lần không may, vợ anh bị té vỡ đầu. Cuội có dùng lá thuốc quý nhưng không khỏi.
Thương vợ, anh liền nặn bộ óc bằng đất rồi cho vợ dùng lá thuốc quý. Không ngờ người vợ liền tỉnh dậy nhưng lại mắc chứng chóng quên.
Một lần quên lời chồng dặn, người vợ đã đem nước giải tưới cây khiên cây thuốc quý từ từ bay lên trời. Cuối thấy vậy liền vội vàng bám vào rễ cây để kéo lại nhưng cây thuốc cứ thế bay lên và đưa Cuội lên tận cung trăng.
Vì thế mà mỗi đêm trăng sáng, chúng ta lại thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây quý. Câu truyện cổ tích này là lời giải thích về hiện tượng vệt đen có trên mặt trăng. Đồng thời, hình ảnh chú Cuội ngồi dưới gốc cây còn gọi lên nỗi nhớ quê hương, nhớ nhà.
IV. Cóc kiện trời

Cóc kiện trời có lẽ là truyện cổ tích Việt Nam hay nhất quen thuộc với nhiều người. Thuở xưa, những việc trên trời hay dưới đất đều do Ngọc Hoàng cai quản. Và để duy trì sự sống của muôn loài, Ngọc Hoàng đã giao cho thần mưa chịu trách nhiệm việc làm mưa dưới trần gian.
Thế nhưng, đã 3 năm trôi qua mà nhân gian không có một giọt mưa nào; muôn thú chết dần, đất đai khô cằn, cây cỏ héo úa.
Một hôm các con vật liền tụ họp với nhau và cửa Cóc đi lên gặp Ngọc Hoàng cùng với Cáo, Gấu và Cọp. Đến trước cửa thiên đình, Cóc bảo Gấu, Cọp và Cáo nấp ở sau cánh cửa; còn mình sẽ đánh trống inh ỏi.
Sau đó một thiên thần ra xem và thấy Cóc chỉ là con vật nhỏ, xấu xí nên tỏ vẻ khinh thường. Thiên thần bẩm báo lại với Ngọc Hoàng thì Ngọc Hoàng lại sai Gà ra để mổ Cóc. Lúc này, Cóc đã ra hiệu cho Cáo nhảy ra để vồ lấy Gà. Sau đó, Ngọc Hoàng lại sai chó ra thì ngay lập tức bị Gấu vồ. Cuối cùng là một toán quân lính ra thì bị Cọp quật chết không sót một ai.
Ngọc Hoàng không ngờ Cóc lại khó trị như vậy liền mời vào trong. Lúc này Cóc kiện trời đã 3 năm mà trần gian không có 1 giọt mưa nào. Thấy thế Ngọc Hoàng vội gọi Thần Mưa đến để hỏi tội thì mới hay do mải chơi, ngủ quên nên Thần Mưa không làm mưa.
Sau đó Ngọc Hoàng đã trách mắng Thần Mưa và dặn dò Cóc, sau này chỉ cần nghiến răng là trời sẽ đổ mưa. Thế nhưng, trên tất cả thì truyện cổ tích này còn có ý nghĩa, bài học về tinh thần đoàn kết cũng như khuyên mọi người không nên đánh giá một ai đó chỉ qua vẻ bề ngoài.
V. Thánh Gióng

Truyện kể rằng vào thời Hùng Vương thứ 6, ở một làng nọ có đôi vợ chồng rất chăm chỉ làm ăn và nổi tiếng là người sống phúc đức nhưng mãi không có nổi 1 người con. Một ngày nọ, người vợ đang đi làm đồng về thì thấy một vết chân to liền ướm thử. Về nhà bà có thai và sau 12 tháng thì sinh ra một bé trai khôi ngô, tuấn tú. Điều kỳ lạ là mãi lên 3 tuổi mà cậu bé vẫn chưa biết nói, biết đi.
Đến khi giặc Ân xâm phạm, vua Hùng cho người đi tìm nhân tài cứu nước. Nghe tiếng loa vang từ xa, cậu bé bỗng cất tiếng gọi mẹ bảo sứ giả vào nhà để xin được đi đánh giặc. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu với vua sắm ngựa sắt, quần áo sắt, roi sắt.
Từ hôm đó trở đi, cậu bé bỗng lớn nhanh như thổi. Sau khi ăn hết 7 nong cơm, 3 nong cà do bà con cùng gom góp, cậu bé vươn vai liền biến thành một tráng sĩ cao lớn, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt và cưỡi ngựa sắt xông ra đánh trận. Trong lúc đánh giặc, roi sắt bị gãy, cậu liền nhổ bụi tre ven đường để làm vũ khí đánh giặc Ân.
Dẹp xong giặc ngoại xâm, cậu một mình cưỡi ngựa bay về trời. Để tưởng nhớ công ơn của cậu bé, người dân đã lập đền thờ và tổ chức hội làng hàng năm. Những dấu tích của trận đánh giặc Ân năm xưa hiện vẫn còn lưu trên mặt đất.
Ý nghĩa của câu truyện cổ tích này chính là tinh thần yêu nước, lòng yêu dân tộc của người Việt.
Hy vọng những câu truyện cổ tích Việt Nam hay nhất mà thegrinningidiot.com chia sẻ trên đây vẫn tiếp tục trở thành những ký ức tuổi thơ của các thế hệ người Việt. Để sau này dù có đi đâu thì vẫn luôn nhớ về quê hương, cha mẹ và những câu truyện cổ tích mà thuở nhỏ vẫn được nghe kể.