Gooner là gi? Là người hâm mộ bóng đá, bạn có thường nghe nhắc đến goner không? Nếu còn đang băn khoăn chưa hình dung được chính xác về Gooner thì hãy tham khảo bài viết này của Cảm Bóng Đá để biết thêm những thông tin bổ ích về Gooner là gì cùng những điều thú vị về nó mà có thể bạn chưa biết.
Gooner là gì?
Những người hâm mộ bóng đá đều có một thần tượng riêng, họ đặt cho đội bóng mình yêu thích một biệt danh để thể hiện tình cảm, sự yêu mến với đội bóng. Gooner chính là từ được dùng để chỉ những cổ động viên của đội bóng pháo thủ Arsenal.
Các Gooner đã từng chia sẻ rằng, Arsenal là đội bóng có lối chơi đẹp mắt, một lối chơi công bằng với nhiều bàn thắng đẹp và ấn tượng… Nhìn chung họ nhận xét rất nhiều điều tốt đẹp về đội bóng mình yêu thích. Arsenal là đội bóng có rất nhiều fan hâm mộ. Có thể một số thông tin về đội bóng này sẽ khiến cho các bạn cảm thấy ngạc nhiên.
Vì sao câu lạc bộ Arsenal lại có nhiều fan hâm mộ?
Arsenal luôn là một đội bóng có rất nhiều fan hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới. Theo ước tính của một số báo cáo, lượng fan hâm mộ của Arsenal trong năm 2005 đã lên đến 27 triệu người, đứng thứ 3 trên thế giới. Đến tháng 9 năm 2011, lượng fan hâm mộ của câu lạc bộ này đã tăng lên đến 100 triệu người và chắc chắn con số ngày càng tăng lên mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, đội bóng này cũng sở hữu nhiều cầu thủ trẻ tài ba, xuất chúng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người hâm mộ như Theo Walcott, Jack Wilshere, Calum Chambers, Aaron Ramsey… Ngoài ra, phong cách chơi cũng là điểm mạnh của Arsenal khiến nhiều người hâm mộ yêu thích. Hầu hết tất cả các cầu thủ của Arsenal đều chơi theo lối chơi đẹp mắt, nhanh nhẹn với những pha chuyền bóng vô cùng điêu luyện và những bàn thắng đầy ấn tượng, thuyết phục.
Tuy nhiên, ngay cả khi đang thi đấu rất thành công thì Arsenal cũng thường nhận được nhiều chỉ trích bởi sự không hài lòng của một số đông cổ động viên. Kể từ năm 2010, nhóm người này được gọi là “The Anti- Arsenal Arsenal”. Họ chủ yếu tập trung gây ra áp lực đối với người quản lý Arsenal Wenger.
Đặc biệt hơn, những người ủng hộ câu lạc bộ Arsenal đã trở thành những người hâm mộ đầu tiên của một câu lạc bộ Ngoại Hạng Anh có thể mua được phần trăm cổ phần của Arsenal thông qua chương trình “fanshare”. Từ đó, họ sẽ có quyền tham gia vào những cuộc họp cổ đông của đội bóng, bắt đầu từ năm 2010.
Người hâm mộ Arsenal được gọi là Gooner từ khi nào?
Tại sao đội bóng Arsenal lại có tên gọi là Gunner? Tại sao người hâm nộ Arsenal lại được gọi là Gooner? Có rất nhiều giả thuyết được đặt ra để giải thích cho vấn đề này. Hãy thường xuyên theo dõi bài viết của chúng tôi để cùng tìm hiểu những điều thú vị về bóng đá và biết được kèo ngon đêm nay nhé.
Câu lạc bộ được các công nhân từ nhà máy sản xuất đạn của Dial Square thành lập vào năm 1886 với cái tên là Woolwich Arsenal. Đến năm 1913, họ đã bỏ cái tên Woolwich ra khỏi tên của câu lạc bộ và chuyển tới Highbury nhưng vẫn giữ biệt danh Arsenal cùng với biệt danh là Gunners.
Trụ sở của câu lạc bộ Arsenal được đặt tại thủ đô London. Đội bóng này đã phát triển một cách rất mạnh mẽ kể từ khi được thành lập tới nay. Bắt đầu từ những năm 1980, người hâm mộ Arsenal thường được gọi là Gooner, đây là một cái tên xuất phát từ biệt danh của đại đội bóng này là Gunner.
Tại sao người hâm mộ Arsenal lại được gọi là Gooner? Đây là một biệt danh được bắt đầu từ thời của hooligan trong những năm 1970. Một trong những đội quân của Arsenal được gọi là Goon Squad và cái tên này được cho là khá phù hợp đối với biệt danh của câu lạc bộ. rồi theo thời gian nó đã được đổi thành Gooner như bây giờ.
Tuy nhiên, có một vài ý kiến cho rằng đây là một sự thay đổi trong cách phát âm, giống như cách sửa đổi từ “town” của Newcastle đã khiến cho họ được gọi là Toon Army. Cũng chính từ thời điểm đó Gooner đã được sử dụng để chỉ fan hâm mộ của Arsenal.
Kết luận
Qua nội dung bài viết chúng tôi đã cập nhật những thông tin giúp bạn đọc có thể hiểu được Gooner là gì rồi phải không? Website Cam Bong Da luôn cập nhật những tin mới nhất môn thể thao vua, bạn hãy thường xuyên ghé qua để xem và tìm hiểu thông tin về đội bóng mình yêu thích nhé.